Sự chủ động của người vợ

Người ta quen nghĩ rằng người đàn ông chủ động? Tuy nhiên, theo một số các chuyên gia về tâm lý, qua các cuộc trắc nghiệm – kết quả cho thấy (ít ra là trong tương lai gần) người vợ sẽ đóng vai chính trong sinh hoạt vợ chồng. Sự chủ động của người vợ sẽ đem đến mức độ hài hòa tâm sinh lý cao hơn và cuộc sống vợ chồng có nhiều hạnh phúc hơn.

Có nhiều lý do xác đáng để làm như vậy. Người vợ chẳng những phụ thuộc vào chu kỳ hàng tháng của các tuyến sinh dục như chu kỳ rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt… mà còn thông qua hệ thần kinh của mình, những giác quan phản ứng nhạy bén hơn đối với trạng thái tình cảm, đối với sự căng thẳng do công việc gây ra.

Nếu hưng phấn xuất phát từ người vợ được các điều kiện bên ngoài bổ sung, đáp ứng thì khả năng khoái cảm của hai vợ chồng sẽ lớn hơn rất nhiều so với hưng phấn bộc phát của người chồng. Nếu so với chồng, đối với tác động của thế giới bên ngoài, thì mặt khác người vợ thường hưng phấn chậm hơn nhưng trạng thái này kéo dài lâu hơn. Bất cứ phụ nữ nào, đặc biệt là những người có tính cách trầm tĩnh đều có thể cho phép mình tận hưởng nguồn khoái cảm và chồng mình đem lại.

Bình thường khi ở gần nhau, đôi vợ chồng thường bận bịu đủ trăm công nghìn việc đến nỗi sao lãng việc chăn gối với nhau. Càng lớn tuổi, người ta càng ít quấn quýt âu yếm với người bạn đời của mình với lý do: “Già rồi, con cái nó cười cho?”. Thật ra, nhu cầu sinh lý ở mỗi người chỉ giảm bớt khi cơ thể mệt mỏi và bệnh tật hay vì tình cảm đã phai nhạt, còn ngược lại không ai dám đoán chắc rằng tuổi nào “yêu” nhiều hơn tuổi nào.

Khi người chồng đi xa mấy ngày, không khí gia đình sẽ lắng lại trong sự mong đợi thấp thỏm của vợ con. Nhất là người vợ, đột nhiên nửa đêm tỉnh giấc quơ tay qua giường không thấy chồng nằm cạnh, chị sẽ nhớ nhiều hơn, nghĩ nhiều hơn đến những giờ phút gối chăn nồng ấm trước đó… Chị sẽ không yên lòng nếu không ngắm lại hình dáng và cách trang điểm của mình. ”Phải làm thế nào để anh ấy luôn yêu thương, gắn bó với mình đây” và có thể chị sẽ tự hỏi: “Mình sẽ hạnh phúc nhất là vào lúc nào nhỉ?”.

Thế rồi khi người chồng trở về, anh ngạc nhiên thấy nhà cửa gọn gàng, đẹp mắt còn người vợ quen thuộc lại trở thành khác lạ trong trang phục xinh đẹp, gương mặt vui tươi đang chờ đón. “Chuyện gì vậy em?”. Anh sẽ hỏi với sự ngờ vực. Thay cho câu trả lời, chị giúp chồng cất dọn đồ đạc, pha sẵn nước để anh tắm gội và nhanh nhẹn dọn bàn ăn. Toàn là những món ăn anh thích, với sự chăm chút dịu dàng của vợ – Ôi, tuyệt sao! Đợi đến khi con cái đã ngủ yên, chị vừa nhìn ngắm anh với con mắt săm soi “chẻ đôi sợi tóc”. Chắc chắn anh sẽ giật mình hỏi nhỏ: “Chuyện gì vậy em?”. Lúc đó, ai cấm được chị đừng sà vào lòng anh và nói: “Nhớ anh quá đi!”. Thế là chị đã chủ động “gợi tình” và khiến chồng chị phải nhắm mắt lao thân vào niềm nhớ nhung say đắm ấy. Một buổi tối như vậy không thể thiếu bóng dáng hạnh phúc.

Tại sao người vợ lại không thể chào đón chồng mình như một người khách được trông đợi từ lâu? Trước đó hãy hỏi xem chàng thích món gì trong bữa cơm chiều nay? Chàng có định đi đâu hay sẽ về thẳng nhà? Hãy tính toán công việc sao cho hoàn thành suôn sẻ, để thoải mái bên bàn ăn. Hãy nhìn nét mặt của chàng mà đoán biết chồng muốn gì – nên kéo dài bữa ăn hay nên đi nghỉ sớm?! Đừng xáo trộn giấy tờ, sách vở của chồng với sự tọc mạch, nghi kỵ, ghen tuông… Hãy tạo cho chàng cảm giác ấm áp, vui vẻ khi về đến nhà. Và đừng quên chuẩn bị mọi thứ đầy đủ trước khi đi ngủ – Đó là quần áo chàng mặc đi làm, bữa ăn sáng (nếu có) trên bếp, giày dép chàng thường đi.

Người vợ (không nhất thiết phải đẹp) nhưng hãy luôn là một người phụ nữ quyến rũ đối với chồng mình. Điều này chẳng khó lắm đâu.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *